Steve Jobs kỳ vọng nhiều về bản thân. Jobs cũng kỳ vọng nhiều về người khác. Và ông đặc biệt kỳ vọng nhiều về những người làm lãnh đạo.
Sau đây là chuyện kể về cố CEO Apple Steve Jobs, trích dẫn từ cuốn sách “Think like Amazon” của John Rossman, do trang Business Insider đăng tải.
Steve Jobs kể cho nhân viên một câu chuyện ngắn khi họ được thăng chức phó chủ tịch tại Apple. Nếu rác trong văn phòng ông không được dọn dẹp, Steve Jobs sẽ nói với vị phó chủ tịch rằng ông cần một lời giải thích của người gác cổng. “À, khóa cửa đã thay và tôi không có chìa khóa”, người gác cổng sẽ trả lời như vậy, và đó có vẻ là câu trả lời hợp lý, là một lời giải thích dễ hiểu. Nói cách khác, là một người gác cổng, anh ta được phép nêu lý do.
“Khi là một người gác cổng, anh ta được phép có lý do”, Jobs nói với các phó chủ tịch mới lên chức của mình. “Nhưng là lãnh đạo, không được phép có lý do”.
“Nói cách khác”, Jobs tiếp tục, “khi nhân viên trở thành phó chủ tịch, anh ta hoặc cô ta phải loại bỏ mọi lý do, lời giải thích cho mọi việc. Một phó chủ tịch phải chịu trách nhiệm cho mọi sai lầm xảy ra, và anh giải thích như thế nào không quan trọng”.
Là lãnh đạo thì “không được có lý do”
Anh cần các bộ phận hoàn thành một đơn đặt hàng, và lô hàng từ nhà cung cấp đến trễ? Anh phải chắc chắn rằng mọi cam kết đều rõ ràng. Anh nên đặt ra mọi dự phòng. Lô hàng trễ có thể là lỗi của nhà cung cấp … nhưng đảm bảo các bộ phận quan trọng đều luôn sẵn sàng là trách nhiệm của lãnh đạo.
Chẳng hạn, tôi ăn mặc giản dị trong chuyến bay tới Tampa để tham dự một buổi biểu diễn. Nhưng hành lý của tôi lại bị hãng hàng không làm thất lạc tới Veags. Tôi có thể đã đóng gói một bộ quần áo dự phòng trong ba lô xách tay, hoặc tôi có thể mặc bộ quần áo đẹp hơn trên máy bay. Mất túi có thể là lỗi của hãng hàng không … nhưng đảm bảo có quần áo chỉnh tề sẵn sàng cho buổi biểu diễn là trách nhiệm của tôi.
Trong trường hợp này, luôn nhớ câu: “Hãy cầu nguyện như thể Chúa sẽ chăm sóc tất cả mọi người; hãy hành động như thể tất cả tùy thuộc vào bạn”.
Hãy áp dụng điều này với trách nhiệm cá nhân. Nhiều người cảm thấy họ thành công hay thất bại là do các lực lượng bên ngoài – đặc biệt là nhờ những người khác. Chẳng hạn, nếu họ thành công, là do những người khác đã giúp đỡ họ, hỗ trợ họ… những người khác đã “ở bên” họ. Còn nếu họ thất bại, là do những người khác làm họ thất vọng, không tin vào họ, không giúp họ… những người khác đã “chống lại” họ.
Ở một mức độ nào đó, tất nhiên suy nghĩ trên cũng đúng. Không ai từng làm bất cứ điều gì mà chỉ có công, giá trị của riêng họ.Nhưng những người thành công không hoàn toàn dựa vào người khác. Những người thành công luôn đặt các tình huống dự phòng. Những người thành công luôn hành động vì điều tốt nhất và lên kế hoạch cho điều xấu nhất. Họ đặt kỳ vọng rõ ràng. Họ giao tiếp – rất nhiều. Họ theo dõi. Họ cố vấn và hướng dẫn và đào tạo. Họ lãnh đạo và làm việc thông qua những người khác… nhưng họ chấp nhận trách nhiệm cuối cùng.
Tại sao? Bởi vì điều duy nhất họ biết họ có thể kiểm soát là chính họ. Họ hành động như thể thành công hay thất bại hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của họ. Nếu họ thành công, họ tạo dựng nó. Nếu họ thất bại, họ gây ra nó.
Đừng lãng phí lượng tinh thần hy vọng – hoặc lo lắng – về những gì có thể xảy ra. Hãy đặt tất cả nỗ lực của bạn vào việc thực hiện và đảm bảo mọi thứ xảy ra. Phải chủ động.
Như Jobs đã nói, “Ngừng nêu lý do”.
Đừng bao giờ viện cớ
Đừng bao giờ liệt kê lý do
Và đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác.
Tất nhiên, trừ khi bạn nhận lỗi về mình – và giải quyết bằng cách lần tới bạn sẽ làm bất cứ điều gì để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch bạn đã vạch sẵn.
Sưu tầm