Người quản lý thường quản lý nguồn lực, còn người lãnh đạo dẫn dắt nhân viên. Vận hành một doanh nghiệp có nghĩa bạn phải là một nhà lãnh đạo. Bạn có cơ hội để dẫn dắt nhân viên của mình vào một trận chiến mỗi ngày bằng cả nhiệt huyết mạnh mẽ, động lực tích cực, và tầm nhìn rộng lớn, và bạn có thể mong chờ và hướng tới những thành công trước mắt.
John Maxwell đã từng nói: “Lãnh đạo là dẫn dắt những người khác làm những gì bạn không muốn làm“. Điều đó có nghĩa là bạn có thể hoặc hoàn toàn không thể làm việc tốt việc đó và bạn giao cho người khác làm giúp bạn.
Bất kỳ công ty nào dù chỉ là văn phòng 1 người cho đến hàng nghìn người đề cần sự lãnh đạo. Chúng ta phải trở thành những nhà lãnh đạo tài giỏi để phát triển doanh nghiệp của mình. Vậy thì quản lý và nhà quản lý có thừa ở đây không? Tất nhiên là không rồi. Chúng ta phải quản lý và cần có những nhà quản lý để vận hành doanh nghiệp mỗi ngày và kiểm tra sát sao những Chỉ số Đánh giá thực hiện công việc (KPIs). Những nhà quản lý cần phải quản lý con người vì không phải ai cũng tự quản được cả.
Lãnh đạo hay Quản lý hay Tự quản?
Nói đến đây chắc hẳn bạn sẽ có câu hỏi “Tại sao không để nhân viên làm việc theo phương thức tự quản?“. Hãy tưởng tượng rằng bạn tuyển dụng những nhân viên hoàn toàn tự quản. Đó có thể là yêu cầu số một của các chủ doanh nghiệp khi tuyển dụng, tất cả các nhân viên phải có tính tự quản. Có thể là nhóm tự quản hoặc cá nhân tự quản, nhưng thực tế thì không phải ai cũng có tính tự quản. Họ cần phải học hỏi kỹ năng để làm điều đó. Có thể người quản lý chính là người hướng dẫn đội ngũ nhân viên của họ các kỹ năng này. Bạn thử nghĩ xem, nếu có một khóa đào tạo trong doanh nghiệp “Làm thế nào để tự quản?“, liệu ai sẽ tham gia khóa học này. Có thể là sẽ không đông lắm, bởi vì không phải ai cũng thừa nhận là mình thiếu tính tự quản. Bởi vì trong buổi phỏng vấn đầu vào nếu bạn nói rằng bạn không có tính tự quản thì bạn sẽ chắc chắn không ngồi làm việc ở đây rồi.
Mô hình Công ty tự quản hoạt động như thế nào?
Vậy công ty tự quản sẽ hoạt động như thế nào? Một ví dụ về công ty chế biến cà chua lớn nhất thế giới, công ty Morning Star Co. ở Califormina. Công ty này là một tấm gương sáng về khả năng phát triển nhanh, lợi nhuận lớn, có nhiều cải tiến kỹ thuật vượt trội và nhân viên làm việc trung thành một cách đáng ngạc nhiên. Và một trong những cải tiến nổi tiếng nhất của Morning Star chính là Tự Quản.
Trong bài viết gần đây của tạp chí Forbes nói rằng “Mô hình Tự quản của Công ty Morning Star:
Không ai trong công ty là sếp.
Mọi nhân viên tự thương lượng và đặt ra mục tiêu cá nhân với những đồng nghiệp của họ.
Mọi nhân viên có thể sử dụng tiền của công ty để mua sắm dụng cụ mà không lo về hạn chế ngân sách.
Không ai có chức danh và hoàn toàn không có thăng chức.
Mọi người được trả công xứng đáng dựa trên tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.
Ngoài Morning Star còn có một số công ty khác cũng rất thành công trong mô hình quản lý như công ty Gore & Associates, với doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm. ActionCOACH cũng là một tổ chức hoạt động theo mô hình tự quản như vậy với mỗi nhà huấn luyện doanh nghiệp là một cộng sự đóng góp cho sự phát triển rực rỡ của ActionCOACh trên toàn thế giới.
Gary Hamel tác giả của bài viết “Trước hết, hãy sa thải toàn bộ nhân viên quản lý” mô tả mô hình quản lý của sáng tạo của công ty Morning Star là mô hình quản lý 2.0 – Mô hình Tự quản. Vì từ trước tới nay chúng ta vẫn quen với mô hình quản lý kim tự tháp. Nghĩa là có một người đứng đầu và nhiều tầng lớp quản lý bên dưới rồi mới đến những nhân viên làm việc tay chân. Mô hình quản lý 1.0 theo hình kim tự tháp này phát triển thịnh vượng cách đây khoảng 100 năm khi các công ty như Ford, General Motor, Dupont… đã làm rất tốt. Trong thời đại thay đổi nhanh chóng mạnh mẽ, mô hình quản lý 2.0 đang là con đường mà nhiều doanh nghiệp hướng tới.
Có cách nào để thúc đẩy tính tự quản trong doanh nghiệp?
Câu hỏi vẫn còn đó, “Có cách nào để thúc đẩy tính tự quản trong doanh nghiệp?” Cũng tương tự như mọi cải tiến sáng tạo khác thôi, dẫn dắt từ trên xuống vẫn là cách khởi đầu hiệu quả nhất. Vì vậy, chúng ta có thể ứng dụng một số quy tắc tự quản dưới đây:
Tôn trọng lời nói của bạn. Giữ lời hứa mà bạn nói ra.
Tạo lòng tin bằng cách sẵn sàng tin tưởng vào người khác
Tăng hiệu quả bằng cách tạo thói quen làm việc tích cực và loại bỏ những thói quen tiêu cực.
Giữ kỷ luật. Người lớn thường làm vậy.
Có văn hóa làm việc tốt. Sẵn sàng đối đầu với thử thách
Có trách nhiệm. Lịch sự, chu đáo và tôn trọng
Lãnh đạo hay quản lý hay tự quản
KPI chính là cách tốt nhất để đảm bảo rằng mọi người có trách nhiệm trong công việc. Nếu mỗi thành viên của một nhóm thông báo KPI của họ lên bảng hàng ngày họ sẽ giữ trách nhiệm, có hy vọng và tự quản. Người quản lý vẫn cần tạo ra những KPI phù hợp, hoặc ít nhất tự xác nhận rằng những KPI họ dùng trong nhóm của mình là phù hợp.
Hãy tuân theo các tiêu chí S.M.A.R.T. để tạo ra KPI phù hợp. KPI phải có một Mục tiêu Cụ thể đối với công việc kinh doanh; nó có thể Đo lường được; để thực sự đạt được giá trị của KPI, các chuẩn mực đã xác định phải là có thể Đạt được; KPI đó cũng phải có Kết quả định hướng tới thành công của doanh nghiệp; và cuối cùng là nó phải có Thời hạn, có nghĩa là các giá trị và kết quả phải hiển hiện rõ ở một thời điểm đã xác định trước.
Chọn lãnh đạo hay quản lý?
Lãnh đạo hay quản lý, cả hai đều cần những bộ công cụ và kỹ năng. Người lãnh đạo thường vẫn là người quản lý (và ngược lại) cho đến khi các vai trò này được tách rời ra. Khi một công ty có khoảng 10 người trở xuống, người lãnh đạo cũng sẽ là người quản lý. Và khi số nhân viên nhiều hơn 10, lúc này bạn sẽ trở thành nhà lãnh đạo, hoặc bạn phải tìm một nhà lãnh đạo cho doanh nghiệp của mình. Rồi sau đó bạn tự quyết định việc lãnh đạo hay quản lý tùy theo năng lực mà bạn có, và bạn phát triển các kỹ năng bản thân có theo kịp sự lớn mạnh của đội ngũ nhân viên không, và bạn mong muốn doanh nghiệp của bạn đạt tới ước mơ như thế nào.
Việc lựa chọn giữa lãnh đạo hay quản lý cho doanh nghiệp có thể khó khăn. Để dễ dàng hơn, bạn nên tham gia với cả 2 vai trò, hãy phân chia theo tỷ lệ 80/20. Đầu tiên, khi doanh nghiệp mới phát triển, cần nhiều quản lý hơn, bạn sẽ tham gia với vai trò 80% là nhà quản lý và 20% lãnh đạo. Sau khi doanh nghiệp phát triển hơn với nhiều nhân viên hơn, lúc đó đổi lại 80% lãnh đạo và 20% quản lý.
Trước khi kết thúc bài viết này tôi có một số câu hỏi:
Tại sao doanh nghiệp cần người quản lý?
Bạn có thể hình dung doanh nghiệp hoạt động không có người quản lý không?
Liệu điều này tốt hay tồi hơn những gì bạn thấy hiện nay nếu xét về hiệu quả hoạt động?
Bạn có thể viết ý kiến của bạn ở phần comment bên dưới. Bạn muốn biết rõ hơn về mô hình quản lý 2.0 hãy đón chờ bài viết tiếp theo vào tuần tới.